Giao dịch hàng hóa là một hợp đồng giữa hai bên xác định các điều kiện (đặc biệt là ngày tháng, giá trị kết quả và các định nghĩa của các biến cơ sở, nghĩa vụ hợp đồng của các bên, và số tiền danh nghĩa) theo đó các khoản thanh toán được thực hiện giữa các bên. Các tài sản cơ sở phổ biến nhất bao gồm các loại hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất và tiền tệ.
Giao dịch hàng hóa tương lai (hay còn gọi Phái sinh hàng hóa) là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai.
Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá… được các Sàn giao dịch quy định.
Mặc dù sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc của hàng hóa phái sinh chỉ thực sự diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 20, xong công cụ tài chính này đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử loài người. Dù rằng những dạng thức tồn tại đầu tiên của nó là khá thô sơ.
Người ta đã tìm thấy dấu vết của những giao dịch mang dáng dấp của hợp đồng kỳ hạn từ thời Hy Lạp cổ đại, rồi sau đó ở thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu.
Đến những năm 1690, thị trường gạo Dojima ra đời ở Nhật Bản, đánh dấu sự hình thành thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai đầu tiên trên thế giới.
Ban đầu thị trường này sinh ra giúp cho người nông dân nhận định rủi ro về biến động giá.
Từ những công cụ đơn giản được tạo ra ngay ở thời kỳ đầu mới xuất hiện thị trường, hàng hóa phái sinh dần trở nên đa dạng hơn, mang những đặc điểm ngày càng phức tạp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng.
Hàng hóa phái sinh ra đời trước được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính.
Mang lại 1 kênh đầu tư cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư mua bán chênh lệch giá
Giúp người nông dân định trước giá sản phẩm sản xuất với giá hiện tại và thời điểm giao hàng định trước trong tương lai.Chỉ tập trung sản xuất mang lại năng suất cao tránh tình trạng mất mùa được giá và mất giá được mùa.
Giúp doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa như cà phê cao su bảo hiểm rủi ro “ví dụ: doanh nghiệp xuất nhập khẩu ôm 1000 tấn cafe nếu giá trên thị trường biến động sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp nên các doanh nghiệp phải dùng phái sinh hoàng hóa để mua bán đối ứng với lượng hàng hóa mình nắm giữ.
1. Tạo cơ chế xác lập giá
Xác lập giá là hành động xác định giá chung cho một tài sản. Nó xảy ra mỗi khi người bán và người mua tương tác trong một trao đổi có quy định. Do hiệu quả của thị trường tương lai và mức độ phổ biến thông tin nhanh chóng, giá chào mua và chào giá có sẵn cho tất cả người tham gia và được cập nhật ngay lập tức trên toàn cầu.
Cơ chế xác lập giá là kết quả của sự tương tác giữa người bán và người mua, hay nói cách khác giữa cung và cầu và xảy ra hàng ngàn lần mỗi ngày trên thị trường kỳ hạn.
Ví dụ, một nhà giao dịch tại Châu Âu giao dịch hợp đồng tương lai của ngô (C) và một thương nhân ở Úc giao dịch cùng một hợp đồng sẽ thấy giá thầu giống nhau và yêu cầu báo giá trên sàn giao dịch của họ cùng một lúc, có nghĩa là giao dịch này là minh bạch.
Giá các HĐTL trên thị trường giao dịch liên tục thay đổi với cung và cầu, với tin tức từ khắp nơi trên thế giới. Vì mỗi tin tức có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của một tài sản cụ thể, người mua và người bán sẽ điều chỉnh giá cả để phản ánh những yếu tố thay đổi này với mỗi giao dịch được thực hiện trong thị trường đó, do đó tại sao giá luôn dao động.
2. Phương tiện quản lí rủi ro
Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.
Nếu nông dân nghĩ rằng chi phí của lúa mì sẽ giảm do thời điểm thu hoạch sẽ thu hoạch, ông sẽ bán một hợp đồng tương lai trong lúa mì. Điều này có nghĩa là người ta có thể lựa chọn một giao dịch bằng cách bán một hợp đồng kỳ hạn trước và sau đó để lại bằng cách mua nó. Nông dân cần phải phòng ngừa rủi ro giảm giá cây trồng trong khi các hãng hàng không cần phải phòng ngừa nguy cơ tăng chi phí nhiên liệu. Mặt khác, các nhà máy xay xát cần phải phòng ngừa giá cây trồng tăng vì đây là những mặt hàng đầu vào chính của họ.
3. Tăng tính hiệu quả của thị trường
Khác với chứng khoán, khi nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để có thể giao dịch được HĐTL, như vậy số lượng người có thể tham ra giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng chính xác hơn.
Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới được hình thành có tên Dojima Rice
Exchange tại nhật bản, được cấp phép vào năm 1697. Đây là sàn giao dịch gạo đầu tiên trên toàn thế giới.
Còn ở VN thì giao dịch hàng hóa đã có mặt từ năm 2018 mọi giao dịch hàng hóa được thông qua sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) MXV là đơn vị tổ chức thị trường hàng hóa tập trung duy nhất tại VN, chính thức vận hành thị trường hàng hóa cấp quốc gia từ ngày 17/8/2018( Nghị định 51/2018/NĐ-CP bổ sung cho nghị định 158/2006/NĐ-CP). (../../Downloads/51_2018_ND-CP_m_379473.doc )
(CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐÔNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA)
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) hoạt động theo hình thức tổ chức là một Công ty Cổ phần và được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch hàng hóa (là giấy phép vô thời hạn và duy nhất hiện nay do Bộ Công Thương quản lý và cấp phép).
Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-
CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập
Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.
Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP- BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch
liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier
EVK05KS7XY1DEII3R011 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.
Có tất cả 21 mặt hàng được phép hoạt động trên Sàn giao dịch hàng hoá bao gồm:
Khách hàng chỉ cần liên hệ với Chuyên viên kinh doanh và tư vấn đầu tư của
công ty TNH Thương mại TVT Gia Lai để Làm hợp đồng mở tài khoàn giao dịch hàng hóa, sau đó
dùng tài khoản giao dịch đó để đăng nhập vào phần mềm CQG – phần mềm giao dịch hàng hóa. Dựa vào những phân tích, đánh giá, khuyến nghị đầu tư các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư bằng việc đặt lệnh trên phần mềm CQG. Sau một thời gian giao dịch hàng hóa, các nhà đầu tư có thể bổ xung thêm tiền để giao dịch
hoặc rút tiền giao dịch thông qua Phần mềm CQG hoặc làm việc trực tiếp với công ty TVT.
Ngày nay, người ta có thể lựa chọn công cụ thích hợp nhất với mình, từ rất nhiều loại giao dịch hàng hóa khác nhau, bao gồm từ:
Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11,1
Hợp đồng tương lai (futures): hợp đồng định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn (options): là hơp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
Và thị trương hàng hóa phái sinh dần dần phát triển ra khá đa dạng công cụ trợ giúp cho nhà đầu tư nông dân và doanh nghiệp có 1 công cụ hiểu quả để bảo vệ rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
– Hợp đồng tương lai (sau đây viết tắt là HĐTL) là hợp đồng được tiêu chuẩn
hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng
hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn
định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp
đồng.
– Là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng
loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được Sở Giao
dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả.
– Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là
mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính
chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa
thuận nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được
qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá
giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.
– Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX
trên thị trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền
tệ. Từ năm 2001, hầu hết các Sàn Giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui
chuẩn chung của hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su,
bạc, platin, …) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính
cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những
người ngại rủi ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro.
Là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,… được các sở giao dịch hàng hóa quy định.
Lợi ích của khách hàng:
Là một thỏa thuận về quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) được mua hay bán một số lượng hàng hóa cơ sở tại một mức giá và trong một khoảng thời gian xác định trước. Các yếu tố của giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hóa, khối lượng giao dịch, tháng đến hạn, đồng tiền định giá… được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Việc tất toán khi đến hạn của quyền chọn giá cả hàng hóa được thực hiện thông qua việc thanh toán phần chênh lệch giá giữa các bên.
Lợi ích của khách hàng:
Giao dịch hoán đổi giá cả hàng hóa – Commodity Swap (CoS): là giao dịch trong đó mỗi bên giao kết hợp đồng thực hiện trao đổi cho nhau số tiền dựa trên các mức giá thả nổi hoặc cố định của một khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán. Cụ thể, trong giao dịch Hoán đổi giá cả hàng hóa, một bên thực hiện thanh toán theo mức giá cố định cho bên kia và ngược lại bên kia thanh toán theo mức giá thả nổi cho bên này.
Lợi ích của khách hàng:
Đối với mỗi hợp đồng tương lai hàng hóa được giao dịch trên Sàn Giao dịch Hàng hóa, sẽ được Sàn Giao dịch công bố chi tiết về bản đặc tả hợp đồng. Bản đặc tả hợp đồng (Specification Contract) cho ta thấy được những nội dung quan trọng nhất của một bản hợp đồng mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm. Trong đó, có 4 điểm đặc trưng của loại hợp đồng tương lai là: Số lượng hàng hóa; Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa; Xác định ngày giao nhận thực tế hàng hóa trong tương lai; Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa trong tương lai.
Ví dụ như: Khi nhà đầu tư thực hiện mở vị thế mua một hợp đồng tương lai của ngô, khi đó sẽ chấp nhận mua 5.000 giạ ngô với chất lượng được nêu trong đặc tả hợp đồng là ngô tiêu chuẩn loại 1, được chứng nhận theo thang đánh giá của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Thời gian giao nhận, và địa điểm giao nhận cũng được ghi rõ để nhà đầu tư có thể biết rõ. Đối với những người không có ý định giao nhận hàng hóa thực tế, họ sẽ tất toán hợp đồng ngay trước ngày giao dịch cuối cùng để không bước vào quá trình giao nhận hàng hóa.
Ngoài ra, đặc tả hợp đồng còn nêu chi tiết nội dung về sản phẩm được giao dịch như: Ký hiệu sản phẩm; Bước giá; Giờ giao dịch; Biên độ giá trong ngày; những thông báo về Ngày giao dịch đầu tiên; Ngày giao dịch cuối cùng… Đó là những thông tin rất quan trọng đối với những nhà đầu tư thực hiện giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai phái sinh hàng hóa.
Các chi tiết kỹ thuật của hợp đồng là giống nhau đối với tất cả người tham gia. Đặc điểm của hợp đồng tương lai cho phép người mua hoặc người bán dễ dàng chuyển quyền sở hữu của hợp đồng sang một bên khác thông qua Sàn Giao dịch Hàng hóa. Với việc chuẩn hóa chi tiết kỹ thuật của hợp đồng, biến động duy nhất là giá cả của hợp đồng tương lai khi được giao dịch trên Sàn Giao dịch. Giá của hợp đồng sẽ được quyết định bởi thị trường, cụ thể là cung và cầu của hàng hóa đó trong tương lai.
Việc giao dịch tập trung cũng đảm bảo rằng hợp đồng sẽ được tôn trọng, loại bỏ rủi ro đối tác. Điều này có nghĩa là khi một hợp đồng tương lai được mua hoặc bán, Sở Giao dịch trở thành người mua cho mọi người bán và người bán cho mọi người mua. Điều này làm giảm đáng kể rủi ro tín dụng liên quan đến việc không mua được một người mua hoặc người bán duy nhất.
1. Lệnh thị trường (Market order)
Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán HĐTL nhưng không ghi mức giá, do nhà đầu tư đưa ra cho người môi giới để thực hiện theo mức giá khớp lệnh.
Khi sử dụng loại lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luôn luôn được thực hiện. Tuy nhiên, mức giá do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định. Vì vậy, lệnh thị trường còn được gọi là lệnh không ràng buộc.
2. Lệnh giới hạn (Limit order)
Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán HĐTL do nhà đầu tư đưa ra thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.
Có hai loại lệnh giới hạn: lệnh giới hạn mua và lệnh giới hạn bán.
– Lệnh giới hạn mua chỉ ra mức giá mua cao nhất mà người mua chấp nhận thực hiện giao dịch.
– Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận giao dịch.
Một lệnh giới hạn thông thường không thể thực hiện ngay, do đó nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh huỷ bỏ. Trong khoảng thời gian lệnh giới hạn chưa được thực hiện, khách hàng có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi hết thời gian đã định, lệnh chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc nhiên sẽ hết giá trị.
Ví dụ: Mua HĐTL đậu tương 1 tháng 8 ở mức 11,05 đô la/lot có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận giá từ 11,05 đô la trở xuống. Nếu giá HĐTL đang ở mức 10.85 thì lệnh được khớp còn giá HĐTL ở mức 12 thì lệnh không được khớp.
3. Lệnh dừng (Stop order)
Lệnh dừng là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá HĐTL chuyển động theo chiều hướng ngược lại.
Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường. Có hai loại lệnh dừng: Lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua.
Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của HĐTL muốn bán.
Lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá của HĐTL cần mua.
Lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá HĐTL bằng hoặc vượt quá mức giá ấn định trong lệnh giá dừng. Lệnh dừng thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng và không có sự bảo đảm nào cho giá thực hiện sẽ là giá dừng. Như vậy, lệnh dừng khác với lệnh giới hạn ở chỗ: lệnh giới hạn bảo đảm được thực hiện với giá giới hạn hoặc tốt hơn.
Các trường hợp sử dụng lệnh dừng:
– Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ đã thực hiện.
– Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán khống.
– Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán ngay.
– Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước mua sau.
Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư mua HĐTL Tháng Mười Hai của Ngô từ $ 5,00, họ có thể đặt lệnh ngừng bán ở mức $ 4,80 để đóng vị thế nếu thị trường đi ngược lại đầu cơ ban đầu 20 cent. Tuy nhiên, lệnh mua này cũng có thể được sử dụng để tham gia thị trường. Nếu nhà đầu tư nghĩ rằng một thị trường có thể tiếp tục tăng điểm sau khi đã phá vỡ kháng cự , nhà đầu tư có thể đặt lệnh dừng mua vào thị trường nếu giá tăng theo giá đã nêu của bạn.
4. Lệnh dừng giới hạn ( Stop with Limit O)
Lệnh dừng giới hạn là một lệnh kết hợp cả đặc tính của lệnh giới hạn (limit order) và lệnh dừng (stop order). Lệnh dừng giới hạn sẽ được thực hiện ở một mức giá cụ thể sau khi giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price). Khi mà giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price) thì lệnh dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại mức giá giới hạn hoặc mức giá tốt hơn.
5. @Ask (@A)
Lệnh mua/bán tại giá chào bán hiện tại
6. @Bid (@B)
Lệnh mua/bán tại giá chào mua hiện tại
7. Day (DAY)
Lệnh có hiệu lực cho đến khi lệnh được thực hiện, bị huỷ bỏ
hoặc đến thời điểm đóng cửa của phiên giao dịch
8. Good till Cancelled (GTC)
Lệnh có hiệu lực cho đến khi bị huỷ bỏ
9. Good till Date (GTD)
Lệnh có hiệu lực tới ngày xác định
10. Good till Time (GTT)
Lệnh có hiệu lực tới giờ xác định
11. Fill or Kill (FOK)
Lệnh điều kiện thực hiện trong ngày. Khi đặt lệnh FOK, lệnh đó phải được thực hiện hết khối lượng với mức giá đã đặt, còn nếu khớp từng phần thì sẽ bị huỷ (hay là khớp toàn bộ, còn không thì huỷ).
12. Fill and Kill (FAK)
Lệnh điều kiện thực hiện trong ngày. Khi đặt lệnh FAK, lệnh đó sẽ có thể khớp toàn bộ hoặc khớp 1 phần. Nếu khớp 1 phần thì phần khối lượng còn lại của lệnh sẽ bị huỷ
13. One cancels Others (OCO)
Lệnh điều kiện được cấu tạo từ 2 lệnh chờ trở lên. Khi trader đặt lệnh OCO, phải đặt các mức giá stop/limit/stop limit… Khi giá thị trường giao dịch chạm 1 mức giá đã đặt, lệnh có mức giá đó sẽ khớp và tất cả các lệnh còn lại sẽ bị huỷ.
14. Trailing Limit (TLMT)
Lệnh thả nổi theo biến động của thị trường. Đối với chiều Buy, giá LMT đặt sẽ thay đổi khi giá thị trường đi lên. Chiều Sell, giá LMT đặt sẽ thay đổi khi giá thị trường đi xuống. Sự thay đổi của giá đặt sẽ bằng chính với khoảng cách từ giá đặt ban đầu tới giá chào mua/chào bán tốt nhất.
15. Trailing Stop (TSTP)
Lệnh thả nổi theo biến động của thị trường. Đối với chiều Buy, giá STP đặt sẽ thay đổi khi giá thị trường đi xuống. Chiều Sell, giá STP đặt sẽ thay đổi khi giá thị trường đi lên. Sự thay đổi của giá đặt sẽ bằng chính với khoảng cách từ giá đặt tới giá chào mua/chào bán tốt nhất tại thời điểm người dùng đặt lệnh.
Thị trường hàng hóa là 1 thị trường mới nhưng trên thế giới đã rất thông dụng và phát triển rất mạnh. Nhưng tại Việt Nam nó là một thị trường mới:
So sánh | Thị trường chứng khoán | Thị trường hàng hóa |
Bản chất | *Chứng khoán là giao dịch mua bán cổ phần của 1 công ty | *Hàng hóa phái sinh là giao dịch 1 loại hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép… |
Tính thanh khoản | *Chứng khoán thanh khoản giao dịch trung bình | *Hàng hóa giao dịch với thế giới nên tính thanh khoản cao |
Biến động giá | *Mức biến động thấp | *Mức biến động cao |
Mức ký quỹ | *Mức ký quỹ thấp với chứng khoán Việt Nam là 1: 1( có 100t được vay 100 t) | *Mức ký quỹ cao( hơp đồng hàng hoá ví dụ café mức ký quỹ 1/10 tức hơp đồng cà phê 330 t 1 hợp đồng thì mình chỉ ký quỹ 33t 10% là có thể mua 1 hợp đồng cà phê |
Độ rủi ro | *Giá biến động khó lường vì 1 doanh nghiệp có thể phá sản nên ko có khái niệm giá cao nhất và thấp nhất. Báo cáo tài chính đôi lúc không được minh bạch. | * Hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất nên giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và cũng ko quá cao nó tuân theo quy luật cung cầu |
Cách mua bán | *Giao dịch mua bán 1 chiều chỉ có chứng khoán lên mới có lãi còn lại phải chịu nhiều rủi ro. (mua bán 1 chiều) | *Giao dịch mua bán hai chiều nên nhà đầu tư vẫn kiếm tiền được khi thị trường lên và khi thị trường xuống (mua bán 2 chiều) |
Phần mềm giao dịch | *Giao dịch qua nhân viên và giao dịch trực tuyến qua web, giao dịch qua app trên điện thoại | *Giao dịch qua nhân viên, giao dịch qua phần mềm trên window máy tính, không cógiao dịch qua điên thoại vì hệ thống còn mới. |
Công cụ giúp nhà đầu tư | Mua bán ăn chênh lệch giá, cổ tức | Mua bán chênh lệch giá, bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp |
Cách mua bán rút tiền | Qua công ty chứng khoán lên sở chứng khoán. | Qua công ty hàng hóa lên sở hàng hóa. |
Công ty TNHH Thương Mại TVT Gia Lai được cấp phép và bảo lãnh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam theo quyết định số 47/QĐ/MXV, ngày 10/04/2019
Các nghiệp vụ kinh doanh:
Để mở hợp đồng mở tài khoản giao dịch hàng hóa rất đơn giản.
Khách hàng cung cấp các thông tin bao gồm:
– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Số điện thoại để thông tin giao dịch
– Email để nhận thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và từ Công ty TNHH Thương Mại TVT Gia Lai.
– Đơn đăng ký giao dịch trên nền tảng CQG
– Tài khoản Ngân hàng chính chủ và Chi nhánh ngân hàng
Đối với các doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần… thì cần có giấy phép đăng ký kinh doanh. Riêng đối với các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì cần có quyết định thành lập đơn vị và giấy phép đăng ký kinh doanh. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp và giấy phép đầu tư còn thời hạn cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Hợp đồng mở tài khoản giao dịch hàng hóa (Do Công ty TNHH Thương mại TVT Gia Lai cung cấp)
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận mẫu dấu, mã số thuế;
– Bản sao chứng thực CMND của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản;
– Giấy ủy quyền phải nêu rõ nội dung ủy quyền (nếu có)
– Bản sao chứng thực CMND của người được ủy quyền giao dịch tại SGM hoặc ủy quyền quyền chủ tài khoản (Nếu có);
– Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (Nếu có); Liên quan đến rút tiền.
– Đơn đăng ký giao dịch trên nền tảng CQG
– Tài khoản Ngân hàng chính chủ và Chi nhánh ngân hàng
Khi giao dịch hàng hóa, khách hàng cần quan tâm tới mức kí quỹ của loại hàng hóa mà quý khách hàng quan tâm, nghiên cứu, cần đầu tư.
Quý khách nộp tiền theo những tỷ lệ ký quỹ yêu cầu và lưu ý những trường hợp
cảnh báo mức ký quỹ ban đầu như sau:
Mức ký quỹ yêu cầu
= 100% tổng mức ký quỹ ban đầu đối với tài khoản của pháp nhân.
= 120% tổng mức ký quỹ ban đầu đối với tài khoản của cá nhân.
Ví dụ: Để giao dịch 1 Lot Café Robusta giao trong tháng 6 với mức ký quỹ ban đầu là 28 triệu đồng/ Lot thì khách hàng pháp nhân nộp tiền ký quỹ ban đầu là 28 triệu đồng. Còn đối với khách hàng là cá nhân thì nộp 120%x28 triệu= 33,6 triệu đồng/ lot.
Mức ký quỹ duy trì = 80% Tổng mức ký quỹ ban đầu
Vi phạm mức ký quỹ này, tài khoản giao dịch của khách hàng phải thực hiện
bổ sung ký quỹ về mức ký quỹ ban đầu yêu cầu. Nếu tài khoản khách hàng giao dịch vi phạm mức ký quỹ này 03 ngày giao dịch liên tiếp, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ tất toán toàn bộ hoặc một phần vị thế mở của tài khoản khách hàng giao dịch vào ngày giao dịch tiếp theo để đảm bảo an toàn ký quỹ.
Mức hủy các lệnh chờ khớp = 70% tổng mức ký quỹ ban đầu
Vi phạm mức này MXV sẽ hủy toàn bộ lệnh đang chờ khớp của tài khoản khách
hàng giao dịch đang có trên sổ lệnh giao dịch.
Mức tất toán vị thế bắt buộc = 30% tổng mức ký quỹ ban đầu
Vi phạm mức này MXV sẽ tất toán toàn bộ vị thế mở của tài khoản khách hàng
giao dịch để đảm bảo an toàn ký quỹ.
Đơn vị giao dịch của lệnh giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là 01 hợp đồng
( 01 Lot)
Hạn mức khối lượng đặt lệnh giao dịch cả với khách hàng là cá nhân và khách
hàng pháp nhân:
Các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch
hàng hóa Việt Nam theo phương thức khớp lệnh liên tục, là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hàng hóa ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
Đối với câu hỏi: Tôi có thể nạp tối đa là bao nhiêu?
Câu trả lời sẽ là quý khách
hàng không bị giới hạn tối đa khi nạp tiền. Tùy vào chiến lược đầu tư dài hay ngắn hạn thì quý khách hàng có thể nạp với số tiền mong muốn.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch
hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam. Sàn giao dịch hàng hóa, gồm nhiều hàng hóa của các Sở giao dịch hàng hóa khác nhau trên thế giới như: Comex, Nymex, Tocom,…
Sàn giao dịch hàng hóa đã được quản sự quản lý trực tiếp bởi Sở giao dịch hàng
hóa Việt Nam, được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động.
Đối với các sàn Forex, Binomo, Wefinix các sàn giao dịch này không được cấp phép hoạt động, không có cơ quan quản lí tại Việt Nam. Quý nhà đầu tư nên cânnhắc thật kĩ trước khi tham gia đầu tư. Vì khi xảy ra lỗi hay vấn đề trong giao dịch thì ai sẽ là người đứng ra để giải quyết vấn đề? Và ai sẽ chịu trách nghiệm trong sự cố này?
Các loại phí mà các nhà đầu tư cần phải trả để giao dịch hàng hóa:
+ Phí kích hoạt và duy trì trạng thái đặt lệnh trên CQG
+ Phí kết nối dữ liệu giá của Sở giao dịch nước ngoài.
+ Phí giao dịch, khi giao dịch hàng hóa.
+ Vì giao dịch giữa các sàn lớn trên thế giới nên có tính minh bạch và tính thanh
khoản cao. Mỗi một giao dịch của khách hàng đều sẽ hiển thị số lượng giao dịch lên
các sàn giao dịch trên thế giới. Số lượng nhà đầu tư trên các sàn trên thế giới là cực
kì lớn nên sẽ không lo về vấn đề không thể tất toán hợp đồng mua bán.
+ Vì không mất phí qua đêm hay lãi suất, phí lưu kho,….
+ Đây là 1 kênh đầu tư mới , giá cả của các mặt hàng biến động bởi rất nhiều yếu tố,
như Thiên tai, chiến tranh, nguồn cung cầu,… cho nên sẽ có rất nhiều cơ hội để nhà
đầu tư tận dụng biến động thị trường để đầu tư kiếm lời.
+ Đặc biệt là các nước trên thế giới cũng chỉ giao dịch trên 1 mã hàng riêng,cho nên
có tính kiểm soát cao và có biến động rất lớn, 1 ngày có thể giao dịch xuyên suốt
24h vì trên sở giao dịch có liên thông với rất nhiều sàn hàng hóa trên thế giới … và
mỗi sàn có một múi giờ mở cửa, đóng cửa khác nhau.
+ Nhà đầu tư có thể đầu tư vào hàng hoá theo 2 chiều nghĩa là cả lúc giá thị trường
đang giảm và cả lúc giá thị trường đang tăng
+ Cách thức đầu tư rất đơn giản:
Mua trước – bán sau: Đầu tư khi nhận định giá thị trường đang có xu hướng tăng.
=> Cung nhỏ hơn Cầu.
Bán trước – Mua sau: Đầu tư khi nhận định Giá thị trường đang có xu hướng giảm.
=> Cung lớn hơn Cầu.
Giao dịch hàng hóa là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai.
==> Từ đó giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệnh giá trị hàng hóa.
VÍ DỤ: Mặt hàng NGÔ
– Kí quỹ: 935 USD ~ 21,785,000 vnd
– Phí giao dịch: 350,000 vnd
– Độ lớn HĐ: 5,000 giạ/lot
– 1 bước nhảy về giá KH sẽ lời/lỗ 50$
– Giờ giao dịch:
+ phiên 1: 07h00 – 19h45
+ phiên 2: 20h30 – 01h20
Tin thị trường: Bất chấp đơn hàng 182,020 tấn ngô bán cho Mexico của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong báo cáo Daily Export Sales, giá ngô vẫn giảm mạnh do thời tiết thuận lợi tại Nam Mỹ sẽ củng cố cho dự báo sản lượng ngô năm nay tại Brazil sẽ đạt mức kỷ lục mới. Bên cạnh đấy, áp lực chốt lời của các quỹ với 20,000 hợp đồng bán ròng cũng tạo áp lực lớn lên giá ngô. Đóng cửa phiên ngày 6.12.2020, giá ngô giảm 1.41% về mức 420.50 cents/giạ.
Cụ thể:
Trong phiên ngày 7.12.2020, giá Ngô mở cửa với 423 xuống 415.
Theo tin tức thị trường thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán từ giá 423 và chốt lời với giá 415.
Đòn bẩy của Ngô là 50$ (Nghĩa là 1 bước giá lời lỗ 50$)
-> Lợi nhuận = (Giá bán – giá mua) x đòn bẩy – phí
Trong trường hợp trên,
Lợi nhuận = (423 – 415) x 50 – 15 x 2 = 370 $ ~ 8,700,000 vnđ
Lưu ý: Đầu tư luôn có rủi ro đi kèm.
Sau khi kết thúc ngày giao dịch, mức lãi/lỗ của từng HĐTLHH được xác định bằng chênh lệch giữa giá thanh toán hàng ngày của ngày hôm đó và ngày giao dịch liền trước, rồi nhân với quy mô của hợp đồng. Với một vị thế mở gồm nhiều hợp đồng, lãi/lỗ vị thế là tích của lãi/lỗ trên mỗi hợp đồng và số lượng hợp đồng đó đang nắm giữ.
Vào ngày giao dịch cuối cùng, lãi/lỗ của vị thế mở cũng được tính toán theo nguyên tắc tương tự, nhưng với điểm khác biệt là giá thanh toán cuối cùng sẽ được sử dụng thay thế cho giá thành toán hàng ngày. Giá thanh toán cuối cùng được Sàn Giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai hàng hóa xác định theo những phương pháp cụ thể phù hợp căn cứ vào giá giao ngay trên thị trường cơ sở vào thời gian đó. Nếu xem xét yếu tố lãi/lỗ cho một vị thế HĐTLHH trong thời gian từ khi mở vị thế đến khi hợp đồng đáo hạn, lãi/lỗ tổng thể được quyết định bởi chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng và giá hợp đồng khi mở vị thế đó.
Do vị thế mua và vị thế bán HĐTLHH được thiết lập dựa trên những kỳ vọng trái ngược nhau về chiều hướng vận động giá tài sản cơ sở (giá các loại hàng hóa được lấy làm tài sản cơ sở), biến động giá thực thế sẽ tạo ra lợi nhuận cho một bên và thua lỗ cho bên còn lại của hợp đồng. Chẳng hạn, sự tăng giá hợp đồng tương lai trên thị trường đem lại một khoản lãi cho bên mua, đồng thời tạo ra khoản lỗ cho bên bán hợp đồng đó và ngược lại.
Định nghĩa:
Ký quỹ là một quy định được áp dụng trên thị trường hợp đồng tương lai do Trung tâm thanh toán bù trừ đưa ra, có hiệu lực đối với cả hai bên giữ vị thế mua và vị thế bán hợp đồng tương lai.Theo đó nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình một khoản tiền hoặc tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh.
Tài khoản ký quỹ: Tiền ký quỹ được nộp vào Tài khoản giao dịch hàng hóa đã được Thành viên của Sở Giao dịch cấp cho Nhà đầu tư khi đăng ký mở tài khoản.
– Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM) là việc nộp một khoản tiền nhất định và được chấp nhận ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch mở vị thế trên thị trường hàng hóa phái sinh. Giá trị ký quỹ được quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai, thông thường từ 5% đến 15% giá trị vị thế nắm giữ. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ khoản ký quỹ ban đầu vào tài khoản giao dịch hàng hóa trước khi đặt lệnh giao dịch.
– Kỹ quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM) là số dư tối thiểu mà nhà đầu tư phải đảm bảo trên tài khoản giao dịch hàng hóa trong quá trình duy trì vị thế. Giá trị ký quỹ MM phụ thuộc vào mức độ rủi ro của hợp đồng và từ đó Sở Giao dịch sẽ đưa ra mức ký quỹ duy trì phù hợp. MM dùng để đảm bảo thanh toán.
Người tham gia vào thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa có thể nắm giữ vị thế mua (long position) hoặc là vị thế bán (short position). Vị thế mua được thiết lập sau khi một lệnh mua hợp đồng tương lai hàng hóa được thực hiện; người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở khi hợp đồng đáo hạn. Vị thế bán được thiết lập sau khi một lệnh bán hợp đồng tương lai hàng hóa được thực hiện; người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở cho bên mua vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Một vị thế hợp đồng tương lai được xem là ở trạng thái mở khi người nắm giữ vị thế vẫn còn nghĩa vụ phải thực hiện, cụ thể là nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền cho bên bán, hoặc nghĩa vụ giao hàng hóa và nhận tiền thanh toán từ phía bên mua của hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai hàng hóa nếu còn ở vị thế mở thì vào ngày đáo hạn thì sẽ phải thực hiện việc giao nhận hàng hóa vật chất theo như quy định của Sàn Giao dịch Hàng hóa. Khi hợp đồng ở trạng thái mở, người nắm giữ vị thế phải chịu rủi ro từ sự biến động giá trên thị trường, tiềm ẩn khả năng kết thúc vị thế với một khoản lãi/lỗ dự kiến. Đối với những người không muốn tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất, họ cần phải thực hiện mua/bán bù trừ vị thế để đóng tất cả các vị thế còn đang mở trước khi nhận được thông báo về ý định giao nhận hàng hóa đến từ Sàn Giao dịch Hàng hóa.
Thực tế là có rất nhiều hợp đồng tương lai được đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn hợp đồng. Hành động này được gọi là bù trừ vị thế, và được thực hiện bởi hành động giao dịch ngược chiều. Ví dụ: nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế mua của một hợp đồng tương lai của Cà phê sẽ đáo hạn vào tháng 9. Như vậy, nếu nhà đầu tư vẫn giữ trạng thái mở vị thế mua, thì vào tháng 9, qua ngày giao dịch cuối cùng, Sở Giao dịch sẽ kết nối giữa những người còn đang ở vị thế mở với nhau (số lượng vị thế mở trạng thái mua luôn bằng số lượng vị thế mở ở trạng thái bán) và gửi thông báo về việc giao nhận hàng Cà phê giữa 2 bên. Tuy nhiên, nếu người nắm giữ hợp đồng không có ý định tham gia giao nhận Cà phê thông qua Sàn Giao dịch Hàng hóa, thì người đó có thể thực hiện đóng vị thế lại trước ngày giao dịch cuối cùng. Tức là họ thực hiện một lệnh BÁN loại hợp đồng Cà phê tháng 9 với số lượng hợp đồng bằng với lượng vị thế mua đang nắm giữ. Như vậy, là họ đã bù trừ thành công và trở về trạng thái là không có vị thế mở. Ngược lại, nếu người nắm giữ hợp đồng ở vị thế bán, họ sẽ phải thực hiện lệnh MUA với cùng loại hợp đồng và số lượng hợp đồng đang nắm giữ. Bằng cách thực hiện bù trừ các vị thế mở như trên, nhà đầu tư sẽ không còn phải quan tâm đến việc tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất toán khi đến ngày đáo hạn hợp đồng nữa.
– Quyền lợi: Rút tiền ký quỹ
Nhà đầu tư được quyền rút tiền ký quỹ khi đáp ứng với điều kiện tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giao dịch hàng hóa của nhà đầu tư sau khi rút không được thấp hơn số tiền ký quỹ ban đầu theo quy định của Sở Giao dịch; Ngoài ra, tài khoản đề nghị rút tiền không ở trong trạng thái bị đình chỉ giao dịch do vi phạm các ngưỡng giới hạn vị thế hoặc mất khả năng thanh toán.
– Nghĩa vụ: Nộp tiền ký quỹ vào tài khoản giao dịch hàng hóa
Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở cho thành viên giao dịch trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng.
Tiền ký quỹ giao dịch và thanh toán nộp chẵn theo đơn vị ngàn đồng và không được hưởng lãi.
Khách hàng phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì bằng tiền theo yêu cầu của thành viên giao dịch. Khách hàng phải nộp bổ sung tiền ký quỹ giao dịch chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên giao dịch có quyền yêu cầu khách hàng bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch.
Kể từ ngày thông báo đầu tiên thì khách hàng phải duy trì mức ký quỹ giao nhận hàng hoá vật chất.
Việc phán đoán chưa đúng về giá trị của hàng hóa trong tương lai là rủi ro chính trong giao dịch hàng hóa. Vì vậy trước khi quyết định đầu tư vào một mặt hàng nào đó. Nhà đầu tư nên tham khảo những thông tin xung quanh về hàng hóa đó, những khuyến nghị đầu tư,… để có được những quyết định chính xác và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, việc đặt lệnh chặn lỗ – Khoản lỗ tối đa cho phép, cũng giúp các nhà đầu tư giảm được khoản rủi ro phải nhận.
Ngoài rủi ro kể trên, nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư giá trị hàng hóa, không để ý đến
ngày kết thúc giao dịch mặt hàng đầu tư, thì nhà đầu tư sẽ phải tiến hành quá trình
giao nhận hàng hóa khiến không ít nhà đầu tư bị động, trường hợp xấu nhất là khi nhà đầu tư không đủ khả năng giao nhận hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ bị phạt bởi Sở giao dịch hàng hóa quốc tế, nhà đầu tư cũng thiệt hại không nhỏ.
Vì thế khi gần đến ngày kết thúc hợp đồng mua bán hàng hóa MXV sẽ gửi thông báo cho quý nhà đầu tư. Quý nhà đầu tư cần để ý đến thông tin này, để có chiến lược để thanh lý hợp đồng sao cho hiệu quả trước ngày kết thúc hợp đồng.
Hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn
Copyright 2021 © Công Ty TNHH Đầu Tư Giao Dịch Hàng Hóa TVT
Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), MXV Được Bộ Công Thương cấp phép.